Truyền thông Marketing – hình thức định vị thương hiệu mới

59

Truyền thông Marketing là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Thế nhưng, hiện nay với sự biến đổi nhanh chóng của hành vi xã hội đã khiến các Marketer gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và truyền đạt. Đặc biệt là việc thu hút khách hàng hành động theo những điều doanh nghiệp mong muốn.

Cho nên, mình quyết tâm tổng hợp lại mọi thứ đã từng trải nghiệm trong ngành Marketing cũng như kiến thức từ bản thân để có thể giúp Sếp hiểu thêm về truyền thông Marketing một cách chuẩn chỉnh nhất. Từ đó, Sếp sẽ biết cách để xây dựng nên một chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.

Truyền thông Marketing là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, truyền thông Marketing (Marketing Communication) là một tập hợp công cụ truyền thông. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã triển khai truyền thông để tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Theo như liệt kê của mình thì các công cụ truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là: Social Media Marketing, Content Marketing, Trade Marketing, Personal Selling, …. Tất cả đều có công dụng giúp doanh nghiệp tạo nhận thức về thương hiệu với khách hàng tiềm năng.

Marketing Communication là phương tiện mà các công ty dùng để truyền tải thông điệp về sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Vai trò truyền thông Marketing đối với doanh nghiệp

Hiện nay, Marketing truyền thông có vai trò cực kỳ lớn đối với một doanh nghiệp. Phương tiện này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, nâng cao sự uy tín cho thương hiệu mà còn hỗ trợ các công cụ khác trong công thức Marketing. Vì thế, cho dù là cá nhân hay một doanh nghiệp, Sếp cũng có thể dùng Marketing để xây dựng và mở rộng thương hiệu của mình. Vậy cụ thể vai trò của Marketing truyền thông là gì?

Tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng

Truyền thông Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng qua các chiến lược định ra. Nhờ vậy mà Sếp có thêm nhiều thông tin về sở thích, thói quen của từng khách hàng. Từ đó có thể đưa ra các điều chỉnh về sản phẩm/dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Đây chính là điều này cực kỳ quan trọng đối với các sản phẩm mới ra mắt thị trường hoặc là chưa nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng. Đặc biệt là rất tốt cho những doanh nghiệp mới thành lập.

Marcom giúp Sếp có thêm nhiều thông tin về sở thích, thói quen của từng khách hàng

Hỗ trợ tất cả công cụ trong Marketing Mix

Nhờ vào quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng. Các chiến lược trong Marketing Mix sẽ được xây dựng cụ thể và chi tiết hơn. Từ đó giúp Sếp giảm được phần nào chi phí cho hoạt động truyền thông doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Marketing truyền thông còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness) dựa vào các chiến lược quảng cáo, PR nhằm giúp sản phẩm/dịch vụ của Sếp được nhiều người biết đến hơn.

 

Truyền thông trong Marketing hỗ trợ các công cụ Marketing Mix

Tạo dựng uy tín doanh nghiệp

Thông qua chiến lược truyền thông trong Marketing. Sếp có thể truyền đạt đến với khách hàng tiềm năng những lợi thế khác biệt của doanh nghiệp mình. Đó có thể là công dụng hoặc giá trị mà sản phẩm/dịch vụ đó sẽ mang lại lợi ích cho họ.

Theo thống kê, truyền thông trong Marketing đã giúp rất nhiều doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng với những sản phẩm hiện tại. Đồng thời, Marketing truyền thông còn tạo nên sự nhận biết, ưu thích của khách hàng đối với các sản phẩm mới.

Có thể nói, đây là một ưu điểm của truyền thông Marketing giúp cho doanh nghiệp Sếp đến gần hơn với khách hàng. Từ đó dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và nâng cao giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng của Sếp.

Hai mục tiêu cần có trong truyền thông Marketing

Truyền thông marketing có 2 mục tiêu chính

Như đã chia sẻ ở trên, truyền thông trong Marketing có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp giải đáp bài toán khó nhằn trong hành trình chinh phục khách hàng của mình. Hiện nay, có hai mục tiêu chính được truyền thông Marketing hướng đến, đó là:

Hình thành nhu cầu về sản phẩm

Việc xây dựng sự nhận biết thương hiệu là một nỗ lực dài hạn, cần nhiều thời gian thực hiện. Do đó, Sếp sẽ phải sử dụng các công cụ truyền thông để mà định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để từ đó, khách hàng nhận biết được sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ mà Sếp cung cấp. Một khi đã phát sinh nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đó. Ngay lập tức họ sẽ nhớ ngay đến Sếp, đến sản phẩm của Sếp.

Việc duy trì nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đòi hỏi một nỗ lực dài hạn

Rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp

Việc rút ngắn chu kỳ bán hàng sẽ giúp nhân viên bán hàng và các đối tác trong hệ thống phân phối thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để rút ngắn được chu kỳ bán hàng Sếp cần có sự hiểu rõ về quá trình mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường và giao tiếp tốt với khách hàng sẽ giúp Sếp tìm ra được cách thúc đẩy quá trình mua hàng của họ hơn.

Nhìn chung thì các kỹ thuật truyền thông được dùng để rút ngắn chu kỳ bán hàng sẽ mang tính chiến thuật hơn so với những gì mà Sếp áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu.

Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông Marketing

Khi quảng bá một sản phẩm/dịch vụ ra thị trường, Sếp cần có những chiến lược truyền thông Marketing nhất quán, chỉn chu và xuyên suốt chiến dịch của mình. Để giúp Sếp dễ hiểu hơn về cách xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả. Mình sẽ đưa ra quy trình 5 bước cơ bản đã đúc kết được trong nhiều năm nay.

Xác định đối tượng mục tiêu

Trước khi đi vào xây dựng nên một chiến lược hoàn chỉnh, Sếp cần xác định được phân khúc khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Từ đó, tìm ra sự khác biệt giữa các tệp khách hàng hiện tại dựa trên các báo cáo về nhân khẩu học, tâm lý học, lối sống, cá tính hay hành vi mua hàng. Việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông sau này của Sếp sẽ mang tính thuyết phục cao hơn. Đồng thời đánh trúng paint pont của khách hàng chuẩn xác hơn.

Tìm ra sự khác biệt giữa giữa các tệp khách hàng hiện tại dựa trên các báo cáo về nhân khẩu học, tâm lý học, lối sống, cá tính hay hành vi mua hàng

Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông Marketing

Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Việc tiếp theo Sếp cần làm là trả lời câu hỏi mục tiêu truyền thông Marketing là gì?.

Nó có thể là xây dựng hình ảnh thương hiệu, gia tăng độ nhận diện của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ hay thúc đẩy doanh số bán hàng, …Nếu không có mục tiêu thì kế hoạch khó có thể đo lường hiệu quả cũng như dễ bị thất bại.

Tuy nhiên, có một lưu ý rằng khi đặt mục tiêu Sếp cần cân nhắc đến tính “SMART” của nó. Nghĩa là mục tiêu mà Sếp đặt ra phải thỏa mãn được các yếu tố như cụ thể, đo lường được, thực tế, có khả năng thực hiện và khoảng thời gian cụ thể. Để có thể đưa ra mục tiêu hoàn thiện nhất Sếp có thể tham khảo qua phương pháp SMART, áp dụng.

Mục tiêu được đặt ra phải SMART

Định vị thông điệp truyền thông Marketing

Hiểu theo cách đơn giản, thông điệp là những gì mà Sếp nghĩ đến khách hàng. Tuy nhiên, có một sự thật rằng việc xem thông điệp đó có đáng tin và chấp nhận nó hay không là quyền của họ.

Hiện nay, khách hàng dường như đang bị quá tải, bởi khá nhiều thông điệp truyền thông đang lấy họ làm “đích nhắm”. Cho nên, Sếp cần định vị thông điệp truyền thông của doanh nghiệp mình thật rõ ràng. Đồng thời đưa ra sự khác biệt, không kém phần sáng tạo để chiếm lấy vị thế trong tâm trí của khách hàng, khiến họ nhớ đến mình và lưu lại đó lâu dài nhất có thể.

Thông điệp truyền thông của Sếp cần rõ ràng, khác biệt, sáng tạo

Xây dựng chiến lược và thông điệp cần truyền đi

Chỉ khi thực sự thấu hiểu khách hàng và nắm rõ thị trường thì Sếp mới có thể xây dựng một chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả. Do đó, Sếp cũng cần xác định thông điệp mà mình muốn truyền tải đến khách hàng là gì? Thông điệp đó có phản ánh được nỗ lực muốn chiếm lấy một phần tâm trí của khách hàng mà Sếp đã định vị trước đó hay không?

Hiện nay, thông điệp truyền thông được truyền tải đến khách hàng bằng phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc là sự tích hợp của nhiều phương tiện truyền thông khác như: truyền hình, báo chí, quảng cáo ngoài trời (OOH), … Tuy nhiên, áp dụng ở hình thức nào còn tùy thuộc vào từng tệp khách hàng, từng thị trường và khả năng của Sếp.

Thông điệp truyền thông được truyền tải đến khách hàng bằng phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc là sự tích hợp của nhiều phương tiện truyền thông

Đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh

Tất cả các hoạt động truyền thông khi thực hiện phải đạt được hiệu quả nhất định, vì thế nó cần phải được đo lường. Sếp có thể so sánh hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing mà doanh nghiệp đạt được với mục tiêu đã đề ra ban đầu. Đồng thời, cũng nên so sánh với khoản chi phí đã bỏ ra so với dự định cũng như tỷ lệ chuyển đổi tính trên ngân sách đầu tư ban đầu.

Ví dụ dễ hiểu nhất là khi Sếp đặt ra mục tiêu trong 3 tháng tới sẽ có 75% người tiêu dùng nhận biết được một sản phẩm mới ra mắt của doanh nghiệp bạn. Sau 3 tháng, kể từ khi thực hiện chiến lược truyền thông. Sếp tiến hành một cuộc khảo sát đo lường tỷ lệ phần trăm khán giả đã biết đến sản phẩm mới ra mắt của mình.

Các hoạt động truyền thông khi thực hiện phải đạt được hiệu quả nhất định, vì thế nó cần phải được đo lường

Tóm gọn lại, ý nghĩa truyền thông Marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp là vô cùng lớn và tất yếu nên doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng. Vì thế việc tìm hiểu và trau dồi kiến thức về Marcom là vô cùng cần thiết, nhất là đối với những Sếp muốn tiến xa hơn trong ngành Marketing. Hy vọng rằng, qua nội dung chia sẻ của mình đã giúp Sếp hiểu hơn về truyền thông Marketing là gì, quy trình xây dựng như nào mới hiệu quả. Chúc Sếp áp dụng thành công và nhớ theo dõi fanpage 3 độ agency cùng với badoagency.com của chúng mình để nhận thêm nhiều chia sẻ khác nhé.

DC 3 Độ Agency – https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/329066-Truyen-thong-Marketing-hinh-thuc-dinh-vi-thuong-hieu-moi

Đánh giá post